Dịch vụ quan trắc môi trường

Last Updated on

 

Định nghĩ theo điều 3 Luật Bảo vệ môi trường

Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.

Quan trắc môi trường bao gồm các công việc: Khảo sát, đo đạc, bảo quản mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm, lập báo cáo quan trắc môi trường

Tại sao cần tiến hành quan trắc môi trường?

  • Giúp cho chúng ta biết được đơn vị có tuân thủ tiêu chuẩn xả thải theo quy định hay không?
  • Giúp ghi chú, ghi nhận, đánh giá các đối tượng này có thể gây ra những ô nhiễm môi trường hay không? Đồng thời đánh giá được mức độ ảnh hưởng của môi trường như thế nào, để từ đó đưa ra một biện pháp xử lý phù hợp.
  • Giúp nhận biết được những biến đổi của môi trường. Dưới các tác nhân ô nhiễm gây ra tác động như thế nào đến cuộc sống, sức khỏe của con người. Để từ đó có một phương hướng giải quyết hiệu quả và nhanh chóng.
  • Giúp đánh giá được sự ô nhiễm này tác động như thế nào lên môi trường trong tương lai, để đưa ra một kế hoạch nhằm ngăn chặn kịp thời.

Báo cáo quan trắc môi trường theo mẫu nào?

Mẫu Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ được viết theo mẫu A1 Phụ lục V của Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường.

cap-nhat-mau-bao-cao-quan-trac-moi-truong-dinh-ky-moi-nhat

Bìa báo cáo quan trắc môi trường

Nội dung thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43

– Thứ nhất, tiến hành lập để theo dõi số lượng, thực trạng và diễn biến các nguồn tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động của cơ sở kinh doanh đến chất lượng môi trường xung quanh.

– Thứ hai, tiến hành theo dõi về lưu lượng, khối lượng, tần suất và định kỳ đo đạc lấy mẫu phân tích nguồn ô nhiễm phát sinh từ dự án như nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung và một số chỉ tiêu khác. Tần suất đo đạc, phân tích tối thiểu 3 tháng 1 lần.

– Thứ ba, định kỳ đo đạc lấy mẫu phân tích các thông số ô nhiễm tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh như nước mặt, nước ngầm, không khí, đất thì nếu tại khu vực không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước tiến hành lấy mẫu phân tích tối thiểu 6 tháng 1 lần.

– Thứ tư, lập để theo dõi diễn biến và đo đạc thực trạng các yếu tố nếu có phát sinh như xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động khác (nếu tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước); tần suất đo đạc phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Quy trình thực hiện lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo thông tư 43

– Bước 1: Khảo sát, thu thập số liệu liên quan đến hiện trạng hoạt động của công ty như về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất, kinh tế – xã hội xung quanh nơi khu vực dự án hoạt động, thu thập dữ liệu hiện trạng môi trường xung quanh.
– Bước 2: Xác định nguồn ô nhiễm như khí thải, chất thải,nước thải,… phát sinh.
– Bước 3: Thực hiện việc đo đạc thống kê các thông số đặc trưng của mẫu nước thải, chất thải, khí thải môi trường xung quanh có tuân thủ theo các tiêu chuẩn hiện hành hay không. Đồng thời định kỳ đo đạc, lấy mẫu phân tích các thông số đặc trưng (liên quan đến các nguồn tác động tiêu cực) của môi trường xung quanh cơ sở. Chi tiết thực hiện được thể hiện rõ ở phần 8. Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường trong bài viết;
– Bước 4: Liệt kê và đánh giá các biện pháp xử lý ô nhiễm đã và đang sử dụng. Đánh giá chất lượng môi trường, tác động và ảnh hưởng nguồn ô nhiễm trên đối với môi trường, xã hội và con người xung quanh nơi dự án hoạt động
– Bước 5: Tiến hành xây dựng các biện pháp nhằm giảm thiểu và dự phòng sự cố.
– Bước 6: Cam kết khắc phục các nội dung không đạt, đề ra các biện pháp khắc phục, thời hạn khắc phục, cam kết việc thực hiện và vận hành các biện pháp xử lý ô nhiễm.
– Bước 7: hoàn thành hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ theo mẫu thông tư 43/2015/TT-BTNMT

– Bước 8: Gửi ký hồ sơ cho chủ doanh nghiệp
– Bước 9: Nộp lên cơ quan có thẩm quyền thẩm định phê duyệt tại địa phương nơi dự án triển khai và hoạt động.

Tần suất báo cáo số liệu quan trắc môi trường

Trích dẫn từ thông tư 43/2015/TT-BTNMT có quy định về tần suất thực hiện báo cáo số liệu quan trắc môi trường như sau:

  1. Đối với các đơn vị thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia, tần suất báo cáo như sau:a) Gửi kết quả và báo cáo quan trắc môi trường định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc;b) Gửi kết quả và báo cáo quan trắc môi trường theo tháng, quý trước ngày 15 của tháng tiếp theo;c) Gửi báo cáo tổng hợp năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quan trắc liên tục, tự động trước ngày 15 tháng 3 của năm sau.d) Truyền liên tục theo thời gian thực kết quả quan trắc tự động, liên tục.2. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, tần suất báo cáo như sau:a) Gửi báo cáo tổng hợp năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả quan trắc liên tục, tự động trước ngày 31 tháng 3 của năm sau;b) Truyền trực tuyến liên tục (24/24 giờ) kết quả quan trắc tự động, liên tục về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả quan trắc truyền về Bộ Tài nguyên và Môi trường bảo đảm nhu cầu cung cấp, sử dụng thông tin và đạt tối thiểu 80% tổng số kết quả quan trắc dự kiến của chương trình quan trắc.3. Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ:a) Số liệu quan trắc môi trường của các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao báo cáo theo quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Khoản 4 Điều 21 Thông tư này gửi báo cáo kết quả quan trắc định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc; đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu thực hiện truyền liên tục kết quả quan trắc tự động, liên tục theo thời gian thực về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương

Chọn đơn vị nào thực hiện Quan trắc môi trường

Đơn vị tiến hành Quan trắc môi trường phải là đơn vị được cấp phép theo quy định của Nghị định 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014, quy định về điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; hồ sơ và thủ tục cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại, tạm thời đình chỉ hiệu lực, thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Trung tâm Kỹ thuật Môi trường và An toàn Hóa chất là một trong những nơi đi đầu trong lĩnh vực quan trắc môi trường tại Việt Nam. Chúng tôi luôn cập nhật và phát triển ra những phương pháp, công nghệ mới nhất để có thể đưa ra được những đánh giá chính xác nhất về chất lượng môi trường.

Giấy chứng nhận Vimcert 195

Trước khi thực hiện chúng tôi sẽ lên một bản kế hoạch để có thể vạch rõ từng bước thực hiện.

Theo đó, kế hoạch quan trắc môi trường sẽ bao gồm:

1. Tiếp nhận thông tin yêu cầu quan trắc của khách hàng (theo chương trình quan trắc môi trường trong báo cáo Đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường (trước năm 2015), kế hoạch BVMT…) về chỉ tiêu, số điểm, tần suất, vị trí quan trắc. Các yêu cầu về trang thiết bị, phương pháp phân tích, đo, thử tại hiện trường.
2. Lập dự toán, ký hợp đồng và thông báo cho khách hàng về thời gian quan trắc

3. Tiến hành quan trắc hiện trường, phân tích tại phòng thí nghiệm

4. Lập báo cáo Quan trắc môi trường cho khách hàng

Sau khi tiến hành quan trắc môi trường:
– Cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường, phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường.
– Cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường.
– Xây dựng cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường phục vụ việc lưu trữ, cung cấp và trao đổi thông tin.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *