Nội dung đào tạo an toàn hóa chất

Last Updated on

I. CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG.

Mục đích, ý nghĩa của công tác ATLĐ, VSLĐ; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về ATLĐ, VSLĐ
Chế độ, chính sách của Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ đối với người lao động
Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa.
Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động
Công dụng, cách sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến; các biện pháp tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc.

II. TỔNG QUAN VỀ CÔNG VIỆC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HÓA CHẤT.

Khái niệm về công việc, thiết bị làm việc với hóa chất.
Các thông số cơ bản về công việc có liên quan đến hóa chất.
Các đặc điểm riêng về công việc hóa chất tại cơ sở.

III. CÁC YẾU TỐ NGUY HIỂM, CÓ HẠI KHI LÀM CÔNG VIỆC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HÓA CHẤT.

Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất (cơ sở);
Biện pháp phòng ngừa, loại trừ, khắc phục sự cố tràn đổ, rò rỉ hóa chất; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm và lan rộng ra môi trường;biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.

IV. KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC VỚI HÓA CHẤT.

1. Các hóa chất nguy hiểm thuộc phạm vi quản lý và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố:Tên hóa chất; đặc tính nguy hiểm; nhãn hóa chất; biện pháp phòng ngừa, xử lý, ứng phó khi có cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; các thông tin về độc tính, ảnh hưởng đến sinh thái, môi trường;
2. Quy trình pha chế, sử dụng hóa chất;quy định an toàn, quy trìnhvận hành, xử lý sự cố máy, thiết bị được giao;
3. Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc, trang thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp với vị trí công việc (bao gồm cả thiết bị phòng cháy và chữa cháy);

V. XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG SỰ CỐ SẢN XUẤT, SƠ CỨU TAI NẠN HÓA CHẤT.

1.Quy trình ứng cứu khẩn cấp phù hợp vị trí công việc và cứu hộ, thoát nạn;
2.Phương pháp sơ cứu y tế, cấp cứu người bị nạn.

VI. KIỂM TRA, SÁT HẠCH KẾT THÚC KHÓA HUẤN LUYỆN

Giảng Viên của chương trình huấn luyện là các giảng viên của cục an toàn, các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao có tâm huyết và có chứng chỉ giảng viên do cục an toàn lao động cấp theo thông tư 27/TT-BLĐTBXH.
Chương trình có thể được tổ chức tại các doanh nghiệp hoặc tại trung tâm của CEECS, thời gian của mỗi khóa huấn luyện có thể kéo dài 2 ngày.

Để biết thêm thông tin hoặc nhận tài liệu giới thiệu chi tiết về chương trình, vui lòng liên hệ với Bộ Phận Tư Vấn Đào Tạo CEECS.

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *