Khóa học huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008; Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
Căn cứ Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất quy định tại Điều 1 Thông tư này và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Thông tư này quy định về huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất đối với hóa chất công nghiệp nguy hiểm; hóa chất là tiền chất sử dụng trong công nghiệp và hóa chất thuộc Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Thông tư này không điều chỉnh việc huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện đối với xăng dầu, dầu khí; vật liệu nổ công nghiệp; hóa chất nguy hiểm vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
Nội dung huấn luyện ứng phó sự cố hóa chất
Nội dung huấn luyện phải phù hợp với tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất và vị trí làm việc của đối tượng được huấn luyện. Cụ thể:
Đối với lãnh đạo, người quản lý trực tiếp hóa chất (người quản lý)
a) Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất, bao gồm: Yêu cầu về cơ sở vật chất, chuyên môn trong hoạt động hóa chất; trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép; khai báo hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất; đăng ký sử dụng hóa chất; đăng ký và quản lý hoạt động liên quan đến hóa chất mới; Phiếu an toàn hóa chất; lưu trữ thông tin hóa chất nguy hiểm; nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin; yêu cầu về lập, phê duyệt, xác nhận và thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; quy định về khoảng cách an toàn;
b) Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất (cơ sở);
c) Biện pháp về quản lý, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất độc hại, nguy hiểm;
d) Các phương án, biện pháp cần thực hiện khi xảy ra tai nạn, sự cố hóa chất: Thông tin gọi cứu hộ, cứu nạn; cấp cứu tại chỗ; sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ đồ liên lạc và báo cáo cơ quan có thẩm quyền; huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở;
đ) Biện pháp phòng ngừa, loại trừ, khắc phục sự cố tràn đổ, rò rỉ hóa chất; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm và lan rộng ra môi trường;biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.